Tin tức

Xu hướng xanh trong thị trường dệt may Việt Nam

Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua một sản phẩm thời trang không chỉ đơn thuần là sở hữu giá trị hữu hình của nó hay khoác lên mình kết tinh lao động và sáng tạo đến từ một thương hiệu dù bình dân hay nổi tiếng. Phạm vi quan tâm của họ đã vượt xa khỏi những phạm trù trước nay, điển hình là quá trình sản xuất và tính thân thiện với môi trường của sản phẩm được đề cao hơn. Xu hướng này cũng được người tiêu dùng Việt hưởng ứng nhiệt tình. Đó cũng là lý do thị trường dệt may đã mở rộng thêm một hướng sản xuất mới: sử dụng công nghệ nhuộm sạch Cleandye.

Thời trang bền vững là gì?

Hiện, cứ một kg vải được sản xuất sẽ thải ra 23 kg khí hiệu ứng nhà kính. Hơn 60% sợi vải là sợi tổng hợp; 75% vật liệu cung ứng trong thời trang đều bị thải ra các bãi rác. Con số này tương đương cứ mỗi giây có một xe tải rác vải dệt xả ra môi trường. Vì vậy nếu quần áo bị chôn vùi trong bãi rác, nó sẽ không phân hủy. Việc này vô hình chung đã tạo thêm gánh nặng cho trái đất. Vì phải chứa khối lượng rác thải khổng lồ khó phân hủy.

Khái niệm Sustainable fashion (thời trang bền vững) đang dần phổ biến
Khái niệm Sustainable fashion (thời trang bền vững) đang dần phổ biến

Trước nguy cơ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi, thử nghiệm để cho ra đời những chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường làm nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp may mặc. Từ đó mới ra đời khái niệm Sustainable fashion (thời trang bền vững) hay Eco fashion (thời trang sinh thái) – dòng thời trang được tạo ra với mục đích kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm; hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của thời trang đối với hệ sinh thái.

Cần chuỗi cung ứng bền vững có cần thiết?

Nhu cầu về các sản phẩm thời trang bền vững ngày càng lớn trong 2-3 gần đây. Điển hình là việc cho ra mắt các bộ sưu tập sản phẩm bền vững – Sustainable Collection của các hãng thời trang lớn.

Khi ngành công nghiệp may mặc đang chú ý hơn về vấn đề môi trường. Thực hiện các bước hướng tới tính bền vững. Một bước chủ yếu vẫn bị bỏ qua, đó là quy trình nhuộm. Thực tế là mỗi năm ngành may mặc thải ra sông hồ khoảng 5 nghìn tỷ lít nước thải ô nhiễm nặng. Nguyên liệu tái chế (Recycle) hay tái sử dụng (Reuse) sẽ không có ý nghĩa hoàn chỉnh. Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng thuốc nhuộm để nhuộm hoàn tất vải theo phương pháp truyền thống. Vì quá trình nhuộm là khâu gây ô nhiễm nhiều nhất trong chuỗi sản xuất may mặc.

Cleandye – nhuộm không nước, tương lai của ngành thời trang bền vững

Sáng kiến nhuộm Cleandye ít tiêu tốn nước hơn so với cách nhuộm thông thường
Sáng kiến nhuộm Cleandye ít tiêu tốn nước hơn so với cách nhuộm thông thường

Khi nhu cầu may mặc tăng lên, tìm kiếm giải pháp xanh bền vững cho ngành công nghiệp này trở thành vấn đề quan trọng. Trong số đó, công nghệ Cleandye, hay còn gọi là “nhuộm không nước”; “nhuộm khô”; được nhiều đơn vị may mặc tin tưởng lựa chọn.

Theo ước tính, để hoàn thiện màu cho 1kg vải, sẽ có khoảng 100 – 150 lít nước được sử dụng để gia công. Nhưng với Cleandye, con số đó là 0. Công nghệ nhuộm Cleandye sử dụng C02 làm dung môi. Thay vì nước và hóa chất phân tán thuốc nhuộm ra nước. Cleandye nhuộm vải bằng cách sử dụng áp suất rất lớn trong máy Dyecoo; dung môi C02 và thuốc nhuộm nguyên thủy để đẩy thuốc nhuộm thẩm thấu hết vào vải. Sau mỗi quy trình nhuộm 95% C02 được thu lại và tái sử dụng cho lần nhuộm tiếp theo.

Theo công nghệ này, nhà sản xuất sẽ sử dụng khí CO2 hóa lỏng để phân tán thuốc nhuộm và đưa chúng vào sâu trong sợi vải. Do đó, quá trình nhuộm vốn lãng phí năng lượng và hoá chất trở nên “sạch” và thân thiện với môi trường hơn. Với công nghệ nhuộm sạch này, nhà sản xuất có thể hạn chế đến mức tối đa sử dụng nước và hóa chất, đồng thời tiết kiệm được 50% lượng năng lượng so với cách nhuộm vải thông thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *