Có thể bạn chưa biết nhưng trong một nghiên cứu của NASA Clean Air đã chỉ ra, trong mỗi ngôi nhà luôn có sự tồn tại của rất nhiều chất độc hại. Trong đó có những chất như Formaldehyde, carbon monoxide hay trichloro và amoniac… Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh một điều khác, hiện chúng ta có xấp xỉ 450.000 loài thực vật. Trong số đó có khoảng từ 35.000 đến 70.000 loài đang được sử dụng cho y học. Những loài thực vật này khi trồng trong nhà sẽ có tác dụng hấp thụ đến 90% những chất gây ô nhiễm trên. 9 loại cây này không chỉ làm đẹp mà còn giúp bạn thanh lọc không khí, bảo vệ sức khỏe các thành viên gia đình.
Cây phất dụ mảnh


Cây phất dụ mảnh hay còn gọi là hồng phát tài, huyết giác. Có khoảng 40 giống cây huyết giác khác nhau. Tuy nhiên loại cây có lá viền đỏ hay được gọi là phất dụ mảnh là lựa chọn thích hợp cho bạn. Cây phất dụ mảnh có thể giúp bạn thanh lọc độc tố trong không khí. Chúng sẽ giúp loại bỏ formaldehyde, xylene và trichloroethylene. Cây này có thể phát triển khá chậm nhưng lại có thể cao đến 4 hay 5m.
Bạch quả
Cây bạch quả là một loại cây có tuổi thọ cao, có lá hình quạt. Cây đã xuất hiện từ rất lâu tại châu Á, Hoa Kỳ và châu Âu. Nó nổi tiếng là một loại thảo dược quý trong nhà nên có. Lợi ích của cây bạch quả đến từ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Đồng thời cây có các đặc tính chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy cây bạch quả hữu ích đối với người mắc chứng mất trí nhớ nhẹ và mệt mỏi bởi công việc hàng ngày.
Hoa cúc La Mã
Hoa cúc đã được sử dụng hàng ngàn năm nay. Có một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của hoa cúc rất nhiều. Những bông hoa xinh đẹp này làm tăng chất lượng giấc ngủ, điều hòa lượng đường trong máu. Thậm chí nó rất có lợi cho bệnh ung thư tuyến giáp. Hoa cúc này thường được dùng pha cùng trà hoặc chiết xuất thành dầu thơm.
Cỏ thơm
Cỏ thơm cũng là một loại thuộc dòng hoa cúc. Cỏ thơm được sử dụng để hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, trị viêm khớp. Không chỉ vậy chúng còn giúp hỗ trợ bệnh vảy nến, dị ứng, hen suyễn. Những người ù tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa cũng có thể trồng cây này.
Hoa cúc tím
Hoa cúc tím cũng là một trong những loại thảo mộc phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ngày nay, nó được biết đến như là một loại thuốc thảo dược không kê đơn cho cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để điều trị đau, viêm, đau nửa đầu và các vấn đề sức khỏe khác.
Cây thường xuân


Loài thực vật này đã được ghi nhận có thể làm giảm các thành phần dư thừa tồn tại trong không khí. Thường xuân giúp giảm các độc chất như benzene, formaldehyde thường được tìm thấy trong các chất tẩy rửa, hay xylene và toluene. Thường xuân còn giúp đường thở của bạn thoải mái, giảm bệnh cảm lạnh, ho và hen. Một nghiên cứu nữa cho thấy loài dây leo này còn có thể giảm sự phát triển của nấm mốc trong nhà bạn. Bạn cũng nên lưu ý rằng lá và quả của loài cây này không an toàn nếu ăn phải, vì thế hãy để cây ở vị trí tránh xa trẻ em và động vật nhé.
Cây gừng
Bạn có thể thấy gừng là một trong những nguyên liệu thường xuất hiện trong căn bếp mỗi gia đình. Nó làm tăng thêm hương vị cho các món ăn khác nhau. Nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như hỗ trợ giảm cân, buồn nôn do mang thai và giảm đau bụng kinh.
Lô hội (Nha đam)
Lô hội (hay còn gọi là nha đam) là loại cây có nguồn gốc từ vùng Bắc châu Phi. Lô hội có tác dụng chế biến thành rau ăn hàng ngày bởi vì chúng chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C… Ở châu u, hoa lô hội non được sử dụng làm rau hay chế biến thực phẩm bổ sung. Bên cạnh đó, cây lô hội còn có tác dụng cho việc làm đẹp của các chị em và trang trí nhà cửa.
Hương thảo
Cây hương thảo là một loài cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung hải. Cây hương thảo có tác dụng cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường hệ thống miễn dịch, khả năng kháng khuẩn, kích thích lưu thông máu và một tác dụng cực đặc biệt nữa là xua đuổi muỗi trong gia đình bạn.