Tin tức

Tại sao những mẹ bỉm sau sinh thường hay bị đau lưng?

Những cơn đau lưng thấu xương tủy sau sinh, đã trở thành một nỗi ám ảnh rất lớn của các mẹ bỉm, những cơn đau âm ỉ các đốt xương, giống như đang bị ai đó tác động vào, đặc biệt vào những lúc thời tiết trở trời càng trở nên đau hơn. Mặc dù, hiện tượng này không quá nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, vận động cũng như việc phải chăm sóc em bé. Những nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau lưng của mẹ bỉm này xuất phát từ đâu, thì mời quý độc giả hãy theo dõi ngay bài viết của twchinc ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng sau khi sinh của mẹ bỉm

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng sau khi sinh của mẹ bỉm
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng sau khi sinh của mẹ bỉm

Tình trạng đau lưng sau sinh và quá trình mang thai rất phổ biến hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau sinh thường hoặc đau lưng sau sinh mổ theo những nguyên cứu các nhà khoa học đã kết luận là những nguyên nhân sau đây:

Nội tiết tố bên trong thay đổi

Thay đổi nội tiết tố, tăng lên của estrogen, progesterone, làm nhão các dây chằng (đặc biệt là dây chằng ở chậu, hông). Trong quá trình mang thai, cơ thể sản sinh ra hormone relaxi. Cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn. Các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh dẫn tới tình trạng mất ổn định trục côt sống. Hiện tượng này có thể gia tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Vẫn ở mức cao sau khi sinh khoảng 3-4 tháng.

Lượng canxi mẹ bỉm bị thiếu hụt trầm trọng

Tập trung canxi cho bào thai khiến mẹ bầu bị thiếu hụt canxi. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho,… Các chất dinh dưỡng khác như: acid folic, vitamin A, D, B1…. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của chị em lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi. Cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương.

Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa. Tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát Do thai nhi phát triển trong tử cung: Làm các cơ bụng trước dãn, cột sống bị mất cân bằng, chèn ép mạch máu, dây thần kinh xung quanh và đau lưng sau sinh.

Làm việc quá sức hoặc nằm im không chịu vận động

Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả. Một là, nằm yên bất động cả ngày. Hai là, làm việc quá sức. Đối với trường hợp chỉ nằm bất động trên giường thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu và không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, trong một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục. Chị em đã làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau êm ẩm.

Giãn dây chằng sinh lý

Trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormone. Giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Điều này làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Khiến vùng lưng kém ổn định, gây đau nhức. Sau khi sinh, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo. Do đó, đau lưng là điều không thể tránh khỏi.

Đau lưng sau sinh mổ lấy thai

Đau lưng sau sinh mổ lấy thai
Đau lưng sau sinh mổ lấy thai do tác dụng phụ của thuốc gây nên

Sau khi sinh mổ, nhiều phụ nữ bị đau lưng, thậm chí đau hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không bị đau đớn. Ban đầu, triệu chứng đau lưng không rõ, nhưng sau đó sẽ xuất hiện dữ dội kèm tác dụng phụ của thuốc.

Dấu hiệu đau lưng sau khi sinh em bé

Đau lưng sau sinh thường xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Sau sinh ngồi nhiều bị đau lưng
  • Đau thắt lưng ở phụ nữ sau sinh
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
  • Cơn đau thường nặng hơn về đêm

Tóm lại, đau lưng sau sinh là tình trạng phổ biến mà bà mẹ gặp phải sau khi sinh. Cơn đau lưng sau sinh thường hoặc đau lưng sau sinh mổ có thể đau bắt đầu trong vài giờ sau khi sinh và tiếp tục trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Với những tình trạng nhẹ thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau sau sinh tại nhà. Tuy nhiên, nếu như các phương pháp đó không mang lại hiệu quả thì cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ giảm đau sau sinh hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *