Giữa thời buổi dịch bệnh diễn biến khó lường, người dân ở mọi tỉnh thành đều lao đao bởi vấn đề nhu yếu phẩm. Đặc biệt, người dân tại TP. HCM – vùng tâm dịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi chuỗi logistic gần như bị đóng băng vào những ngày đầu áp dụng chỉ thị 16, Saigon Co.op là hệ thống siêu thị tiên phong trong việc bình ổn giá, tạo mọi điều kiện hỗ trợ người dân mua được hàng hóa với mức giá hợp lý nhất. Đến nay, doanh nghiệp vẫn duy trì tinh thần ấy, giảm giá, giải cứu nông sản, tăng nguồn dự trữ, nhập trái cây tươi từ nhà vườn.
Saigon Co.op tiếp tục giảm giá thịt heo gà, thủy hải sản
Sáng 14.9, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết. Các siêu thị thuộc hệ thống này sẽ tiếp tục giảm giá cho 200 mặt hàng trong tháng 9. Đồng thời, hệ thống này cũng tích cực giải cứu nông sản. Trích một khoản ngân sách từ doanh thu bán bánh trung thu để mua vật phẩm y tế tặng tuyến đầu chống dịch.


Cụ thể, từ nay đến hết ngày 22.9, tại Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, các loại nước giải khát; thức uống dinh dưỡng, các loại trứng gia cầm; thủy hải sản, thịt gà, thịt bò và thịt heo hay sản phẩm chế biến sẵn; các loại trái cây trong nước và nhập khẩu giảm giá từ 15 – 20%. Các loại dầu ăn, gạo ST24, cà phê sữa hòa tan; sữa chua uống, nước giặt, nước xả, nước lau sàn; nước rửa chén, dầu gội, kem xả; sữa tắm, kem đánh răng… Có giá giảm mạnh khi mua sản phẩm thứ hai, tư, sáu. Bên cạnh đó, các ngày cuối tuần khách hàng có thể mua được các sản phẩm đồ dùng và may mặc với mức giảm giá đến 50%.
Dự trữ hàng hóa đảm bảo cung đủ cầu
Song song, hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra cũng đang tiếp tục giải cứu nông sản của các địa phương. Điển hình là chôm chôm giống Java của tỉnh Bến Tre với sự hỗ trợ của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Mới đây nhất là giải cứu trái bơ booth của huyện Cư M’gar. Với tổng sản lượng hơn 150 tấn. Giá bán trung bình tại các siêu thị Co.opmart và Co.opXtra quanh mức 12.000 đồng/kg chôm chôm Bến Tre; 21.900 đồng/kg bơ booth Cư M’gar.
Đại diện Saigon Co.op cho biết thêm. Hệ thống siêu thị đã chuẩn bị trữ lượng hàng hóa. Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của người dân. Nhất là những nhóm hàng thiết yếu. Có phương án cung ứng hàng hóa phù hợp với từng cấp độ giãn cách xã hội của từng địa phương tại khu vực TP. HCM trong thời gian tới. Đối với những khu vực chưa cho phép người dân đi mua hàng trực tiếp. Các siêu thị sẽ tập trung phục vụ các đầu mối mua chung. Tiếp tục mở rộng kênh bán hàng online.


Tại một số khu vực, Saigon Co.op còn tổ chức hình thức mua chung giao hàng tận nơi bằng xe buýt. Thông qua chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food. Đối với các khu vực người dân được đi mua hàng, siêu thị sẽ áp dụng song song kênh mua chung qua các đầu mối và bán hàng online; cũng như phục vụ tại chỗ cho người dân được phép mua hàng trực tiếp tại siêu thị theo hướng dẫn của từng địa phương…
Đưa trái cây từ nhà vườn tới thẳng người tiêu dùng
Được biết, thời gian qua, Saigon Co.op đã liên kết tiêu thụ nông sản với các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khá hiệu quả. Qua đó, những mặt hàng nông sản được giới thiệu đến người tiêu dùng trong cũng như ngoài khu vực. Góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Saigon Co.op, trong giai đoạn khó khăn về dịch bệnh như hiện nay, Saigon Co.op sẽ chung tay cùng các địa phương đưa nông sản có chất lượng; nguồn gốc rõ ràng; giá cả bình ổn đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng tại các đô thị đang còn bị giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, Đắk Lắk đang vào mùa thu hoạch các mặt hàng nông sản chủ lực như bơ và sầu riêng. Để chủ động tìm hướng đưa đặc sản đến với người tiêu dùng, UBND huyện Cư M’Gar – vùng nguyên liệu lớn của Đắk Lắk – đã làm việc và ký kết với Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM Saigon Co.op trong việc tiêu thụ nông sản vừa nêu. Trước mắt, mỗi ngày sẽ có 2 tấn bơ Booth loại premium và loại 1 được tiêu thụ trong hệ thống Co.op.