Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến mọi kế hoạch kinh tế đổ bể, người vay mua nhà chịu áp lực lớn trong bối cảnh các ngân hàng vẫn chưa đồng ý giảm lãi suất. Theo nhiều khách hàng, lãi suất cho vay mua nhà, vay tiêu dùng vẫn ở mức rất cao 10,5-12%/năm. Thậm chí, nhiều khách hàng rơi vào cảnh khó khăn vì rơi vào đúng thời điểm ngân hàng điều chỉnh lãi suất sau khi hết thời gian ưu đãi. Nhiều người vay tiền để mua nhà trả góp đang sốt ruột chờ ngân hàng giảm lãi suất khi thu nhập của họ giảm mạnh trong đợt dịch Covid-19.
Mức lãi suất người vay mua nhà phải trả lên đến 11,8%/năm


Cách đây mấy tuần, nhận thông báo tăng lãi suất vay với lý do hết thời hạn một năm ưu đãi và sẽ chịu áp dụng lãi suất thả nổi từ tháng sau, chị Nguyễn Thị Hồng Nhân, ngụ ở phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức không giấu được muộn phiền vì khó chồng thêm khó. Được biết đầu năm 2020, chị Nhân vay hơn 1 tỉ đồng để mua căn hộ chung cư. Tại thời điểm đó ngân hàng đưa ra mức ưu đãi lãi suất là 9,4%/năm. Và theo hợp đồng thì mức lãi suất ưu đãi chỉ kéo dài một năm sau đó phải theo mức lãi suất thả nổi của ngân hàng. Và mức lãi suất mới mà chị phải gánh chịu là 11,8%/năm.
Chị Nhân là nhân viên sale làm việc trong ngành bảo hiểm. Những tháng nay thu nhập bị cắt giảm mạnh và tình trạng khó khăn có thể kéo đến hết năm. Chị cho biết đã làm đơn gửi phía ngân hàng xin giãn nợ, ân hạn nhưng nhận được câu trả lời ngân hàng chỉ hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp, còn cá nhân thì việc miễn, giảm lãi, phí chỉ áp dụng với những khoản vay phát sinh trước tháng 06.2020 và cũng chỉ giảm được tối đa 0,5%/năm từ nay đến cuối năm. Quá khó khăn, chị xin ân hạn nợ gốc và lãi suất cộng dồn vào đầu năm sau nhưng vẫn bị từ chối.
Nên giảm lãi suất cho người dân vay mua nhà
Nếu trong điều kiện bình thường thì việc ngân hàng làm đúng quy định hợp đồng vay không sai, nhưng hiện tại tình hình nhiều người lao động rơi cảnh thất nghiệp, giảm thu nhập thậm chí không có thu nhập, gánh thêm chi phí lãi suất quá lớn, chậm thanh toán ngày nào là phạt ngày đó, ngân hàng không hỗ trợ thì khác gì đẩy nhiều người vay mua nhà rơi vào kiệt quệ, chị Nhân bức xúc cho biết.
Câu chuyện bức xúc của các khách hàng cá nhân trong việc không được giảm lãi vay không phải ngân hàng không biết. Tuy nhiên, qua trao đổi với nhiều lãnh đạo ngân hàng thì quan điểm chung hiện tại các ngân hàng vẫn chủ yếu giảm lãi suất với những lĩnh vực ưu tiên, khó có thể giảm đồng bộ với tất cả khách hàng. Đặc biệt với những khoản cho vay mua nhà hay vay cá nhân trung dài hạn. Lĩnh vực bất động sản có chịu tác động từ dịch bệnh nhưng không quá nặng nề như các lĩnh vực du lịch, vận tải, lưu trú – ăn uống… nên về mặt lý thuyết bất động sản chưa có trong danh sách ngành nghề ưu tiên xem xét hỗ trợ.
Kiến nghị giảm 2% lãi suất ngân hàng


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhìn nhận, các ngân hàng nên xem xét giảm khoảng 2%/năm với lãi suất cho vay. Điều này hoàn toàn trong tầm tay của các ngân hàng. Chỉ cần ngân hàng chấp nhận chia sẻ với khách vay. Thay vì để khách hàng “sống chết mặc bay” tại thời điểm hiện nay. Ngân hàng Nhà nước nên cho phép các ngân hàng được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23.1.2020 đến ngày 30.6.2022.
Hện lãi suất huy động ngân hàng với kỳ hạn tiết kiệm trung, dài hạn đã rơi vào từ 6-7%. Thì lãi suất cho vay trung dài hạn của các ngân hàng 10,5% là rất bình thường. Lãi suất huy động giảm là một trong những cơ sở để giảm lãi suất cho vay.
Do vậy, lãi suất vay mua nhà có giảm thêm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong khi hạn mức tín dụng tại nhiều ngân hàng đang cạn dần. Tuy nhiên, ngân hàng cần có giải pháp ưu tiên giảm lãi suất cho người mua nhà lần đầu. Giảm mức ít hơn đối với những khách hàng đầu tư; để hỗ trợ đúng đối tượng có nhu cầu mua nhà thực sự, TS Nguyễn Duy Phương nêu quan điểm.
Nhiều ngân hàng triển khai chương trình giảm lãi suất


Thực tế thời gian qua, nhiều NH thương mại đã triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm lãi vay. Và cơ cấu nợ cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó có người mua nhà. Tuy nhiên, phần lớn NH ưu tiên hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19; theo chủ trương của NH Nhà nước và Chính phủ. Để sớm khôi phục sản xuất – kinh doanh. Các NH cũng giảm lãi suất tùy từng điều kiện tài chính; nguồn lực của mình chứ không giảm đồng loạt cho toàn bộ khách hàng.
Chủ yếu ở những lĩnh vực ưu tiên, không thể giảm đồng bộ với tất cả khách hàng. Chưa kể, cho vay mua nhà được tính vào tín dụng bất động sản; nhiều NH thương mại đang thu hẹp và chủ yếu cho vay cá nhân; ở những dự án bất động sản có liên kết với NH để bảo đảm an toàn, giảm rủi ro tín dụng.