Đây không phải lần đầu tiên vấn đề áp giá sàn vé máy bay được đề xuất. Suốt hai năm qua, Vietnam Airlines không ít lần đề cập đến áp giá sàn vé máy bay nhưng vấp phải phản ứng dữ dội từ các hãng khác cũng như người tiêu dùng. Rất nhiều ý kiến cho rằng, Vietnam Airlines phải thay đổi chiến lược thay vì đưa ra phương án bất lợi cho người tiêu dùng khi không thể cạnh tranh lại các thương hiệu giá rẻ như vậy. Hàng triệu khách hàng bày tỏ lo lắng cho số phận của những tấm vé 0 đồng hay vài chục nghìn đồng. Nếu chúng bị xóa sổ, cơ hội cho các hãng hàng không mới và cả phân khúc du lịch giá rẻ sẽ là cánh cửa hẹp.
Giá vé máy bay ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam


Du lịch là ngành mũi nhọn mang lại doanh thu 35 tỉ USD. Giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hơn 5 triệu người (năm 2019). Nhưng toàn ngành du lịch từ lữ hành đến khách sạn… Bị tê liệt vì đại dịch Covid-19. Ngành du lịch được Bộ VH-TT&DL và Chính phủ ưu tiên kích cầu hồi phục sau dịch. Nhưng nếu áp giá sàn vé máy bay và làm mặt bằng giá vé tăng cao như phương án Bộ GTVT đề xuất thì triển vọng hồi phục của ngành du lịch rất xấu.
Trong khi ai cũng biết giá là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của việc kích cầu, thu hút khách du lịch. Giá vé máy bay sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ba phân khúc khách. Trong đó khách đại trà chiếm số lượng lớn nhất, bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ là những người thu nhập trung bình và thấp, là khách gia đình, khách đoàn. Nhiều người sẽ không đi du lịch nữa nếu giá vé máy bay tăng.
Giá sàn vé máy bay “đánh” thẳng vào 70% khách du lịch
Bởi vì 70% khách du lịch trong và ngoài nước liên quan đến hàng không. Chi phí vé máy bay chiếm 40-50% giá tour. Giá vé máy bay tăng cũng sẽ “đánh” thẳng vào các địa phương có cảng hàng không. Đặc biệt là Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, TP.HCM, Kiên Giang, Cần Thơ, Quảng Ninh…


Du lịch có sức lan tỏa rất lớn. Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của các địa phương. Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ, đặc sản địa phương, dịch vụ ăn uống, vui chơi… Đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương, trong đó có việc làm, thu nhập… Tăng giá vé máy bay vào thời điểm cần kích cầu hồi phục du lịch hiện nay là rất tai hại cho ngành du lịch và nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tính riêng về doanh thu, năm 2020 ngành du lịch Việt Nam thiệt hại ít nhất 23 tỉ USD. Năm nay với “đòn” tăng giá vé máy bay, thiệt hại về kinh tế còn lớn hơn nhiều.
Người dân phải “hy sinh” để hỗ trợ hãng bay
Đó là những người lâu nay đi du lịch giá rẻ, những người công nhân về quê tránh dịch sắp trở lại nhà máy, những người nghèo, người có thu nhập thấp, là hàng chục triệu người Việt Nam lâu nay đi lại được bằng máy bay nhờ các hãng hàng không có nhiều loại giá vé máy bay rẻ.
Trước đại dịch COVID-19, thị phần của hàng không giá rẻ đã vượt mức 65%. Tức là hơn 2/3 thị trường hàng không Việt Nam. Nó phù hợp với đại đa số người tiêu dùng nước ta và nhiều du khách quốc tế. Nếu bằng một công cụ gọi là “giá sàn” mà loại bỏ cơ hội về giá vé máy bay rẻ thì chính sách đó sẽ đánh ngay vào lợi ích của những đối tượng này. Rất khó để họ đi lại bằng máy bay. Mà phải chuyển sang các phương tiện giao thông khác rẻ tiền hơn, kém an toàn hơn.
Hiện tại, ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã khiến thị trường du lịch cả nội địa, quốc tế đều đã về số không. Khi được mở lại, các doanh nghiệp du lịch cần phải kích cầu mạnh bằng nhiều gói du lịch giá rẻ để thu hút hành khách. Trong khi đó, nếu áp giá sàn vé máy bay sẽ làm mất đi thị trường du lịch giá rẻ.