Mọi người thường nghĩ rằng một người với phẩm chất đức hạnh thì họ sẽ là một người hiền lành và dễ chịu, điều này cũng đúng. Những người có đạo đức thường không phản ứng gay gắt khi đối mặt với những điều đi ngược lại ý muốn của họ. Những người hiền lành thường chọn cách duy trì thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh và ổn định khi phải phản ứng với một điều gì đó. Những người trở nên hiền lành về bản chất thường có khuôn mặt dễ thương và hiền dịu. Nhưng trong cuộc sống không dễ dàng này thì hiền lành phải đi cùng với sự kiên định.
Xinh đẹp nhưng chưa chắc đã là người hiền lành
Có những người có gương mặt đẹp nhưng sắc sảo, có thể là tâm họ không hoàn toàn hiền lành. Có những người có gương mặt đẹp mà hiền hậu; nghĩa là trong quá khứ họ thường giữ kỹ cách phản ứng nhẹ nhàng. Thái độ hiền lành cũng là biểu hiện của con người có văn hóa, có tri thức, có nền tảng giáo dục gia đình tốt. Trong hầu hết các trường hợp, chọn thái độ điềm tĩnh là điều đúng đắn nhất.
Đó là lý do các nhà chính trị xuất hiện trước công chúng đều cố gắng giữ thái độ hiền lành nhẹ nhàng. Đôi khi gặp tình huống trái ngang như bị la ó, ném giày, hỏi xách mé. Họ vẫn điềm tĩnh ôn hòa và khôi hài để đối phó. Người như vậy là người có bản lĩnh.


Thái độ hiền lành cũng là biểu hiện của con người có văn hóa, có tri thức, có nền tảng giáo dục gia đình tốt. Còn sự hung dữ, cộc cằn, nói năng bậy bạ, đỏ mặt tía tai, vung tay vung chân. Điều này chỉ ra rằng người đó không được sống trong nền giáo dục đàng hoàng.
Tuy nhiên, cái hiền lành của người có đạo đức khác với cái nhu nhược của người kém phước. Hiền lành là sự chọn lựa của đạo đức. Nhu nhược là sự bất lực, vì kém ưu thế hoặc kém trí tuệ. Người hiền lành có đạo đức sẽ là người kiên định giữa đúng và sai. Hiền lành nhưng không bao giờ thỏa hiệp với sự sai trái.
Hiền lành là không đủ khi bạn chưa kiên định
Người hiền lành có đạo đức sẽ là người kiên định và có chính kiến. Họ tôn trọng mọi người nhưng cũng sẵn sàng lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình, bảo vệ lẽ phải. Hiền nhưng không hèn, họ không bao giờ thỏa hiệp với sự sai trái.
Là người con Phật, chúng ta phải hiểu luật nhân quả, từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Bởi vậy, khi phải chọn lựa giữa đúng và sai, thiện và ác, họ rất Kiên định. Kiên định là sức mạnh. Đạo đức cho ta sức mạnh để kiên định đứng về lẽ phải.
Bình thường người có đạo đức có thể ít nói, không phản ứng mạnh. Nhưng khi gặp tình huống phải bày tỏ quan điểm dứt khoát giữa thiện và ác thì họ có sức mạnh phi thường mà không tiền bạc hay uy quyền nào tác động được. Nhân nào quả nấy, những người như vậy rồi sẽ đi về nơi có cộng đồng những con người cao thượng giống nhau, để họ được hưởng cái hạnh phúc là Sống trong cộng đồng đạo đức.
Vậy làm cách nào để trở thành người kiên định?
Bước đầu tiên là bạn cần phải có mục tiêu hoặc sự vươn tới rõ ràng dựa trên mong muốn, đam mê đạt được kết quả. Thứ hai, phải có kế hoạch mô tả trình tự hành động rõ ràng. Thứ ba, cần có nhận thức độc lập, không chịu ảnh hưởng của những tác động có hại. Kể cả tác động của họ hàng, bạn bè, người quen. Thứ tư, cần liên minh, hợp tác với một hoặc một vài người ủng hộ sự cố gắng vươn tới mục tiêu. Theo đúng kế hoạch hành động của bạn.


Kiên định không có nghĩa là tìm ra, mà một mặt vừa phải tự tin vào mình. Biết xây dựng niềm tin trong công việc, một mặt cũng biết lường trước những khó khăn để nếu nó đến cũng không bất ngờ và có ngay giải pháp hoặc cách phục. Sức mạnh ý chí sẽ giúp cho tính kiên định phát triển. Thói quen cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng và phát triển tính kiên định. Thuốc trị chứng sợ hãi mạnh nhất là tỏ ra gan dạ nhiều lần. Và khi bạn đã xây dựng cho mình thói quen đó thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng vượt qua những thử thách. Và đây chính là lúc bạn đã có tính kiên định.