Tin tức

Hai tuyến cáp quang biển gặp sự cố, tình hình internet ở Việt Nam ra sao?

Hiện nay, đường truyền kết nối internet từ Việt Nam đến quốc tế đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi 2 sự cố cáp quang trên biển diễn ra trên 2 tuyến cáp cùng lúc AAE-1 và AAG. Thêm vào đó, việc sửa chữa những tuyến cáp này cũng không hề dễ dàng. Cũng vì lý do đó mà khi tuyến cáp này gặp sự cố vẫn gây nên sự bất tiện không nhỏ cho người sử dụng của các nhà mạng đối với chất lượng dịch vụ quốc tế. Tuy nhiên, các nhà mạng lớn trong nước cũng lưu ý thêm về sự cố trên các cáp quang biển quốc tế chỉ gây những bất cập về tốc độ truy cập các website quốc tế tại một số thời gian trong ngày. Việc truy cập các ứng dụng và trang mạng trong nước ảnh hưởng không lớn.

Thông tin về 2 tuyến cáp AAE-1 và AAG

Tuyến cáp quang biển AAE-1 có chiều dài 23.000 km, mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017, có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong và Singapore. AAE-1 và AAG là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển quan trọng, chiếm phần lớn dung lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với các tuyến APG, IA và SMW3.

Tuyến cáp biển quốc tế AAE-1 lần thứ 2 bị sự cố kể từ đầu năm
Tuyến cáp quang biển AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng truyền dữ liệu hướng châu Âu, Trung Đông

1 gặp sự cố vào sáng 4/9 tại phân đoạn S1H, hiện kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế còn đang bị ảnh hưởng bởi lỗi cáp mới phát sinh từ trung tuần tháng 8 trên tuyến cáp biển AAG. Tối 6/9, đại diện Viettel xác nhận, hiện nay kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đang bị ảnh hưởng bởi 2 sự cố cáp quang biển đồng thời.

Trong đó, Asia America Gateway (AAG), tuyến cáp kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ đã gặp sự cố lần thứ hai trong năm nay vào ngày 19/7, trên phân đoạn S1H từ trạm cập bờ Vũng Tàu ra trục quốc tế, gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối quốc tế trên tuyến cáp này. Đến ngày 20/8, sự cố xảy ra ngày 19/7 trên tuyến cáp AAG đã được sửa chữa, khắc phục xong. Tuy nhiên, do phát sinh thêm lỗi khác trên phân đoạn S1B từ Hong Kong đi Singapore vào ngày 11/8 nên mới chỉ khôi phục lại được dung lượng AAG đi Hong Kong, dung lượng AAG Việt Nam-Singapore vẫn tiếp tục bị mất.

Nguyên nhân của sự cố phát sinh trên cáp quang

Nguyên nhân của sự cố phát sinh mới trên tuyến cáp AAG từ trung tuần tháng 8 đã được xác định là do lỗi cáp ở phân đoạn S1B. Đơn vị quản lý tuyến cáp biển đã điều tàu sửa chữa; và dự kiến lỗi cáp sẽ được khắc phục xong vào ngày 26/9 tới.

Theo đánh giá sơ bộ, nguyên nhân sự cố xảy ra ngày 4/9 trên cáp AAE-1; là do lỗi rò nguồn tại 2 điểm khác nhau của phân đoạn S1H. Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chưa nhận được thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố này.Trong khi dung lượng AAG từ Việt Nam đi Singapore vẫn chưa được khôi phục, vào sáng ngày 4/9, một tuyến cáp quang biển khác là Asia Africa Europe 1 (AAE-1) cũng đã xảy ra sự cố trên phân đoạn S1H – đoạn trục giữa Campuchia và Thái Lan. Sự cố này gây gián đoạn dung lượng kết nối từ Việt Nam đi Singapore và châu Âu trên tuyến cáp AAE-1.

Trước đây, đã có vài lần nhiều hơn một tuyến cáp biển cùng gặp sự cố. Trong tình huống đó, theo các chuyên gia, đương nhiên người dùng Internet sẽ thấy ảnh hưởng, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ cần nhiều băng thông như video, online TV mà nguồn nội dung ở nước ngoài. Nhóm người dùng cảm nhận được rõ nhất sự ảnh hưởng chính là người dùng cá nhân và hộ gia đình, bởi đây là nhóm sử dụng các dịch vụ giải trí cần nhiều băng thông.

Việc truy cập các trang mạng và ứng dụng trong nước không bị ảnh hưởng

Sự cố đứt cáp quang xảy ra khi năm học mới vừa bắt đầu. Nhiều địa phương triển khai học trực tuyến. Bên cạnh đó, nhu cầu làm việc trực tuyến cũng gia tăng; do nhiều địa phương tiếp tục giãn cách xã hội. Vì vậy, sự cố gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập; công việc của nhiều người.

Việc truy cập các trang mạng và ứng dụng trong nước
Việc truy cập các trang mạng và ứng dụng trong nước không bị ảnh hưởng lớn

Đại diện Viettel nhận định, việc cùng lúc phát sinh sự cố bất khả kháng trên 2 tuyến cáp biển; đã ảnh hưởng cục bộ đến chất lượng truy cập của một nhóm khách hàng. Tuy nhiên, nhà mạng này cũng lưu ý thêm, sự cố trên các cáp quang biển quốc tế; chỉ ảnh hưởng đến tốc độ truy cập các website quốc tế. Tại một vài thời điểm trong ngày. Việc truy cập các trang mạng và ứng dụng trong nước không bị ảnh hưởng.

Các nhà mạng đang triển khai những phương pháp khắc phục

Để giảm thiểu ảnh hưởng từ sự cố cáp biển; đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cung cấp cho các khách hàng. Các nhà mạng đã triển khai những phương án ứng phó; điều chuyển dung lượng sang các hướng cáp biển khác và các tuyến cáp trên đất liền.

Cụ thể, với Viettel, nhà mạng này cho biết, đã định tuyến lại. Tối ưu lưu lượng qua các tuyến cáp biển khác như TGN-IA, APG. Và cáp đất liền kết nối đi quốc tế; đồng thời lên kế hoạch bổ sung thêm dung lượng trên cáp APG đất liền. Để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách hàng.

CMC đã chuyển dung lượng sang các hướng cáp khác. Gồm cả hướng cáp xuyên Đông Nam Á (A-Grid) được kết nối Internet từ Việt Nam; qua các quốc gia Campuchia; Thái Lan, Malaysia và Singapore. VNPT cũng đã triển khai tối ưu; căn chỉnh lưu lượng để đảm bảo dịch vụ cho các khách hàng. Các nhà mạng hiện đang tiếp tục phối hợp; làm việc với Ban quản trị, vận hành các tuyến cáp biển AAG, AAE-1. Để có thông tin cập nhật liên tục về kế hoạch sửa chữa sự cố trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *