Đã hơn một tuần kể từ ngày TPHCM cho phép hình thức mua bán online hoạt động trở lại. Ban đầu shipper chỉ được giao trong phường (theo thông tin đăng ký), nay đã có thể giao sang phường, quận khác. Có lẽ người tiêu dùng vẫn chưa quên câu chuyện tô bún bò giá 40.000, phí ship 50.000 và ly cà phê giá 21.000, phí ship 28.000 tréo ngoe vài hôm trước. Các Bộ Ngành liên quan không ngừng nỗ lực nhằm đưa ra những giải pháp cho tình hình này, song dường như không phương án nào thực sự tối ưu. Người dân vẫn mệt mỏi với những đơn hàng không thể đặt, không thể giao hoặc bị đẩy giá quá cao.
Tô bún bò giá 40.000 đồng, phí ship 50.000 đồng
Mấy tháng nay chưa được ăn bún bò, chị Trần Thanh Thùy (Q.Bình Thạnh) mở một ứng dụng để đặt mua. Thấy một quán cách nhà 800m thông báo đang có khuyến mãi, chị Thùy bấm vào xem thực đơn cụ thể thì tất cả danh mục của quán bao gồm các món bún bò đặc biệt; bún bò giò heo; bún bò sườn bò… Đều “không khả dụng”. Lên nhóm ăn vặt trên Facebook tìm. Chị Thùy thấy có người thông báo mở bán bún bò giá 40.000 đồng/tô; nhận giao trong quận. Chưa kịp mừng thì: “Nghĩ sao tô bún bò 40.000 đồng, mà khác phường, tiền ship tới 50.000. Thôi nhịn cho rồi”. Chị Thùy than.


Hiện nay nhiều quán ăn khác cũng đã hoạt động trở lại. Nhưng phí giao hàng tăng cao nên khách hàng vẫn chưa nhiều. “Ly cà phê 21.000 đồng. Tiền ship 28.000. Hỏi sao dám mua?”. Anh Nguyễn Minh Sang (Q.Bình Thạnh) nói và cho biết vì ở một mình nên không thể đặt mua nhiều hơn.
Trong khi đó, để giảm tiền phí giao hàng, một số gia đình đông người chọn cách mua một lần vài trăm ngàn trở lên. Sau một tuần được bán mang về. Nhưng đến nay nhiều quán ăn trên ứng dụng giao hàng vẫn chưa trở lại nghề chính. “Thèm cà phê, mở ứng dụng coi thử có quán nào bán không. Thấy quán cà phê gần nhà nên định đặt. Ai ngờ nhấn vô không thấy cà phê mà chỉ toàn hình… gân bò, nạm bò…”. Chị Yến Bình (Q.Phú Nhuận) chia sẻ.
Đề nghị shipper không áp dụng giá giao hàng giờ cao điểm
Gần đây, người dân TP. HCM thường xuyên phản ánh mức giá dịch vụ shipper tăng cao dù TP đang miễn phí xét nghiệm và tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động shipper.


Trước những phản ánh đó, Sở Công Thương TP HCM có văn bản gửi các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng giao nhận hàng hóa (dịch vụ shipper công nghệ) về giá dịch vụ giao nhận hàng trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo đó, Sở đề nghị các doanh nghiệp áp dụng mức giá dịch vụ giao nhận hàng hóa ngang bằng với mức giá trong khung giờ bình thường trong thời gian chưa áp dụng giãn cách xã hội. Không áp dụng mức giá giờ cao điểm.
Tình hình vẫn chưa được cải thiện
Đồng thời, Sở Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được lợi dụng việc hạn chế đi lại của người dân để nâng giá nhằm trục lợi. Thu nhập của người dân bị giảm sút nghiêm trọng vì dịch Covid-19. Sở mong muốn doanh nghiệp thể hiện tinh thần chia sẻ. Sự đồng hành của lực lượng shipper cùng với người dân vượt qua khó khăn.
Sở Công Thương cũng có văn bản về việc tổ chức xét nghiệm cho lực lượng shipper. Theo đó, các đơn vị liên quan được đề nghị phối hợp tổ chức xét nghiệm cho 34 doanh nghiệp theo 2 đợt. Đợt 1 gồm 33.354 shipper, áp dụng từ ngày 18-9. Đợt 2 gồm 92.000 shipper, áp dụng từ ngày 19-9. Tùy theo tình hình đăng ký của các doanh nghiệp. Sở Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách và thông tin cho các đơn vị liên quan.
Đến hôm nay, 19-9, đã 4 ngày kể từ khi TP HCM cho phép shipper được chạy liên quận. Nhưng nhiều shipper vẫn khó giao hàng liên quận. Đơn hàng vẫn bị huỷ liên tiếp. Nhiều shipper phản ánh gặp trục trặc liên quan đến danh sách shipper được phê duyệt, thông tin đăng tải trên cổng tra cứu của Sở Công Thương.