Bước vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí luôn tăng cao, nếu thời điểm này các đồ dùng cá nhân các thành viên trong gia đình không được vệ sinh sạch sẽ, thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh hơn, đặc biệt là trên da, cùng những nơi nhạy cảm trên cơ thể chúng ta. Bên cạnh đó, một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, ngoài da theo đó mà phát triển các bệnh như, lang ben, nấm kẽ tay,… gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Sau đây, twchinc sẽ nêu ra những căn bệnh dễ phát triển nhanh vào mùa mưa, bạn cần phải cẩn trọng và có cho mình những biện pháp phòng bệnh phù hợp nhất.
Căn bệnh đau xương khớp, đau cơ do chuyển mùa gây nên


Cùng với mưa, lũ, gió lạnh, chuyển mùa, bệnh đau xương khớp, đau cơ cũng là bệnh hay gặp. Nhất là ở những người đã có tiền sử bị bệnh. Trong những ngày mưa, thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong. Dó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người để phòng bệnh này trong mùa mưa đó là bạn nên luyện tập thể thao. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý. Rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý. Thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi. Uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.
Sốt rét – một căn bệnh nguy hiểm vào mùa mưa
Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ… …
Phòng ngừa: để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà. Nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý khi ngủ, cần nằm màn để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi. Tốt nhất bạn nên dự trữ một số thuốc hạ sốt tại nhà để phòng tránh sốt đột ngột trong đêm. Chủ động loại trừ nơi sinh sản và cư trú của muỗi như nước tù, cây cối rậm rạp.
Bệnh tả do vi khuẩn làm ảnh hưởng đến đường ruột
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh tả vì nó ảnh hưởng đến ruột non. Bệnh tả phát triển và lây lan nhanh chóng chủ yếu ở những khu vực kém vệ sinh. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn dịch tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Một số triệu chứng của bệnh tả có thể bao gồm như: tiêu chảy nặng, phân lỏng thành nước, giảm cân nhanh chóng, chuột rút cơ bắp nghiêm trọng… Trẻ em cần được chủng ngừa bệnh tả trong 6 tháng đầu sau sinh. Để phòng chống bệnh tả, tốt nhất bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh đồ ăn, thức uống. Nên ăn thực phẩm nấu chín để tránh vi khuẩn tả tăng lên khi vào cơ thể.
Căn bệnh tiêu hóa do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn trong đường ruột
Tại thời điểm mưa bão mưa như hiện nay, cùng môi trường nước bị nhiễm bẩn. Các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi…). Bệnh thường không cần uống thuốc vẫn có thể tự khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất là cần giúp người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với thể dục hàng ngày và có đời sống tinh thần thoải mái.
Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, nhiều người gặp trong những ngày mưa. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Nếu bị mắc bệnh này, bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi…
Cảm thương hàn có độ lây nhiễm cao


Thương hàn là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và có độ lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Bạn cần lưu ý rằng ngay cả sau khi được chữa khỏi. Một số bệnh nhân có thể vẫn còn vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật. Người bị bệnh thương hàn thường có triệu chứng sốt kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, tiếp theo là táo bón hoặc tiêu chảy… Cách phòng bệnh thương hàn đặc hiệu và chủ động là tiêm vắc-xin. Cần cải thiện điều kiện vệ sinh như tăng cường nguồn nước sạch, ăn sạch, uống nước đun sôi. Không ăn thực phẩm sống hay nghi ngờ nhiễm trùng, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài…
Cảm lạnh thông thường và cúm là bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra
Đây là những bệnh trong chuỗi các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhất trên thế giới. Bệnh có thể do một số virus khác nhau gây ra và thường được gọi là nhiễm virus đường hô hấp trên. Cảm lạnh thông thường và cúm có thể bao gồm ho, chảy nước mũi, hắt hơi… Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc. Ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh…
Đối với bệnh cảm lạnh thông thường. Việc điều trị cũng khá đơn giản, người bệnh nên uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây tươi, súp… Súc miệng bằng nước muối ấm. Tránh hút thuốc và uống rượu cũng là một cách để phòng bệnh cảm lạnh.