Tin tức

Cảm lạnh thông thường – căn bệnh xuất hiện mọi thời điểm trong năm

Những cơn mưa bất chợt hay thời điểm chuyển mùa chính là lúc các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn điều này sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy rất dễ bị cảm lạnh. Đây được xem là căn bệnh thường gặp, hầu như chúng không gây nên những ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của người lớn, ngược lại đối với trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên khi mắc phải thì vô cùng nghiêm trọng cho phế quản, phổi. Để có thể phòng tránh được căn bệnh cảm lạnh thông thường này một cách hiệu quả, thì mời các bạn hãy lắng nghe những chia sẻ của twchinc ngay bên dưới bài viết.

Đôi nét về căn bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần nắm rõ

Đôi nét về căn bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần nắm rõ
Đôi nét về căn bệnh cảm lạnh thông thường bạn cần nắm rõ

Bệnh cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Thường không có sốt, tự khỏi gây ra các triệu chứng đường hô hấp trên. Chẳng hạn như chảy nước mũi, ho và đau họng. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng. Rửa tay giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Điều trị là điều trị hỗ trợ.

Nhóm coronavirus gây ra một số đợt bùng phát dịch và các trường hợp nhiễm bệnh do nhóm virus cúm. Nhóm virus á cúm, nhóm enterovirus, nhóm adenovirus. Nhóm virus hợp bào hô hấp và nhóm metapneumovirus. Cũng có thể biểu hiện như cảm lạnh thông thường. Đặc biệt là trên những bệnh nhân đang bị tái nhiễm. Các trường hợp nhiễm rhinovirus thường gặp nhất vào mùa thu và mùa xuân và ít phổ biến hơn vào mùa đông.

Nhóm rhinovirus lây lan hiệu quả nhất qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Mặc dù lây lan cũng có thể xảy ra qua các hạt dạng khí dung phân tử lớn. Điều ngăn cản mạnh nhất với nhiễm bệnh là sự hiện diện của các kháng thể. Trung hòa đặc hiệu trong huyết thanh và trong các dịch tiết. Do tiếp xúc trước đó với cùng một loại virus hoặc với một loại virus có liên quan chặt chẽ gây ra. Mẫn cảm với cảm lạnh không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, sức khỏe và dinh dưỡng của vật chủ. Hoặc các bất thường ở đường hô hấp trên (ví dụ: amidan hoặc hạch hạnh nhân ở họng (VA) to).

Triệu chứng thường gặp ở bệnh cảm lạnh

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng. Sau thời gian ủ bệnh từ 24 đến 72 giờ. Các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu bằng một vết xước hoặc đau họng. Sau đó là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và mệt mỏi. Nhiệt độ thường là bình thường. Đặc biệt là khi tác nhân gây bệnh là rhinovirus hoặc coronavirus. Sổ mũi nhiều và như nước trong những ngày đầu. Nhưng sau đó trở nên nhầy và mủ nhiều hơn. kéo dài từ 3 – 7 ngày.

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Ho.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.
  • Một số người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó bạn còn hay cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.

Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để nhận được điều trị kịp thời nếu bệnh không thể tự khỏi.

Phương pháp điều trị

Cảm lạnh là một bệnh lý không phức tạp, cách điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Không có vắc xin cho cảm lạnh thông thường. Vắc xin vi khuẩn đa hóa trị, trái cây họ cam quýt, các vitamin, tia cực tím, khí dung glycol. Các phương thuốc dân gian khác không ngăn ngừa được cảm lạnh thông thường. Rửa tay và sử dụng chất khử trùng bề mặt trong môi trường bị ô nhiễm có thể làm giảm sự lây lan nhiễm trùng

Không nên dùng các loại kháng sinh trừ khi có bằng chứng rõ ràng về nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính, có thể cho dùng thuốc kháng sinh với ít hạn chế hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số các biện pháp điều trị đơn giản cũng hết sức hiệu quả và đã được áp dụng rất nhiều như vệ sinh mũi, miệng, họng sạch sẽ, uống nhiều nước ấm.

Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách hỉ mũi, đẩy các chất nhờn, nước mũi ra ngoài. Để ngăn chặn chúng xâm nhập sâu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2 – 4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao. Giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả. Uống nước nhiều ấm, tốt hơn là nước chanh mật ong hoặc nước gừng. Giúp bạn làm tan đờm trong cổ họng, giảm ho và giảm cơn đau họng, đồng thời giữ ấm cho cơ thể.

Các biện pháp phòng tránh căn bệnh cảm lạnh hiệu quả

Các biện pháp phòng tránh căn bệnh cảm lạnh hiệu quả
Các biện pháp phòng tránh căn bệnh cảm lạnh hiệu quả

Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột. Đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể nếu bạn không có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm và dạy cho trẻ cách thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.
  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học. Rèn luyện thường xuyên. Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan. Vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *