Vào mùa hè nóng ấm cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh phát triển nhanh chóng hơn bình thường, trong đó đáng chú ý nhất là những căn bệnh do virus, vi khuẩn… gây nên cho trẻ em. Bởi vì, lúc này hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, cùng với sức đề kháng của bé không đủ để chống lại virus, cho nên vào trời nóng sẽ càng làm con bạn dễ mắc nhiều những bệnh nguy hiểm nếu như không được chăm sóc kỹ lưỡng. Sau đây, twchinc sẽ gửi đến bạn những bệnh lý mà các bé thường sẽ gặp nhất mẹ cần phải lưu ý, có cách phòng tránh kịp thời nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm não Nhật Bản B gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ


Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não nếu không phát hiện và điều trị kịp thời để lại di chứng thần kinh nặng nề hoặc tử vong. Các biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn. Có trẻ chậm chạp, không hoạt động, co giật rồi đi vào hôn mê. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Phòng bệnh cần cho trẻ tiêm chủng vacxin viêm não cho trẻ đúng lịch. Giữ môi trường trong sạch. Nằm màn khi ngủ. Phun thuốc diệt muỗi.
Sốt virus thường để lại di chứng bố mẹ cần cẩn trọng
Khi mắc bệnh trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu. Viêm đường hô hấp trên như: Hắt hơi, sổ mũi, ho đờm trắng. Có thể có phát ban kèm theo thường xuất hiện sau sốt 2-4 ngày, ban lấm tấm, ngứa ít, ấn mất. Bệnh lý này diễn biến thường lành tính. Điều trị chủ yếu bằng bù nước điện giải, hạ sốt. Đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên có một số trường hợp có biến chứng. Nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não. Như đau đầu nhiều, buồn nôn, rối loạn ý thức… Các biến chứng khác như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản…
Do lượng thức ăn nạp vào không đảm bảo gây nên tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây nên bệnh lý tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…). Hoặc virut, nấm. Ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ < 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân- miệng. Phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải. Tùy mức độ để bù bằng đường uống hoặc truyền nước và điện giải. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
Bệnh lý tay chân miệng


Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, dễ lây lan thành dịch làm nhiều người mắc. Bệnh do coxsackie virus A16 gây ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… Sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm. Ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Cách phòng tránh: Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Hãy tạo thói quen này cho trẻ làm hàng ngày, đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, lau sạch đồ chơi, những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, khi nghi ngờ có mầm bệnh hoặc nơi có mầm bệnh không cho trẻ tiếp xúc…