Tin tức

Bánh bác tiến vua của người Giang Xá có gì hấp dẫn?

“Dù ai chồng chán vợ chê
Ăn chiếc bánh bác lại về với nhau”

Câu ca dao trên nói về một loại bánh rất đặc biệt mà chỉ riêng ở làng Giang Xá thuộc thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, Thủ đô Hà Nội) mới có. Đó là chiếc bánh bác – món bánh ngon tiến vua của người Giang Xá. Vào ngày lễ, ngày Tết, ở đây không thể thiếu món bánh bác với cách chế biến vô cùng độc đáo. Với nhụy vàng xen giữa cánh trắng, cánh đỏ, món bánh này trông giống như một bông hoa khiến cho bất cứ ai nhìn qua đều muốn thưởng thức ngay.

Muốn có một chiếc bánh bác thơm ngon, đúng chuẩn thì nguyên liệu làm bánh phải được lựa chọn rất kỹ càng với nếp cái hoa vàng chính hiệu, gấc nếp đỏ au và đỗ xanh vàng ruộm. Công đoạn làm bánh bác cũng phải rất cẩn thận, tỉ mỉ để ra được những chiếc bánh đẹp mắt này. Hãy cùng tìm hiểu cách làm bánh bác đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon trong bài viết bên dưới nhé!

Nguồn gốc món bánh bác

Nguồn gốc món bánh bác
Tương truyền bánh bác có từ thời Lý Nam Đế lập quốc

Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này “khai sinh” cùng thời Lý Nam Đế lập quốc. Vào thế kỷ thứ 6, vua Lý Nam Đế dựng lên nước Vạn Xuân sau khi chiến thắng giặc nhà Lương, dân làng và nhà vua mở hội để thi cỗ. Tất cả dân làng ai cũng đem cỗ ra thi. Trong đó có một cô gái làm cái bánh bác để tiến vua và được giải.

Bánh bác – cái tên xuất phát từ chính cách thức làm ra nó: bác qua chảo mỡ. Gọi là bánh bác bởi người Giang Xá nói chệch “bác” từ “rán, chiên”. Thế nhưng bánh bác lại không hề giống bánh rán… Bánh bác gồm có ba lớp: hai lớp bánh ngoài, một lớp nhân đỗ phía trong. Để làm ra được một “tày” bánh bác ngon, người lựa chọn rất kỹ nguyên liệu. Từ gạo nếp cái hoa vàng, gấc, đỗ xanh, tới đường nâu, mỡ thăn lợn. Thậm chí là lá chuối và chiếc lạt buộc bánh. Gạo nếp được ngâm 2 – 3 tiếng rồi đem xay cho thật mịn. Dùng gấc trộn với nửa số bột để tạo màu sắc đỏ trắng đan xen. Su đó bác từng lớp bánh trên chảo…

Nguyên liệu làm bánh bác

  • Bột nếp Taky
  • Gấc nếp
  • Đỗ xanh
  • Mỡ thăn lợn
  • Lá chuối tây
  • Lạt buộc bánh

Cách làm bánh bác ngon chuẩn vị

Cách làm bánh bác ngon chuẩn vị
Món bánh hấp dẫn bởi hương vị thơm bùi

Bước 1: Đầu tiên, đem trộn một nửa số bột nếp Taky với gấc sao cho bột có màu hồng tía. Đỗ xanh đãi sạch, đồ chín rồi quấy với đường kính hoa mai thật nhuyễn.

Bước 2: Bột nếp được cân, trộn với gấc tươi.

Bước 3: Khâu quan trọng nhất trong quy trình làm bánh bác là “bác” bột. Những khoanh bột được thấu cho dẻo và nặn tròn.  Chảo “bác’ bánh thường làm bằng gang.

Bước 4: Muốn chiếc bánh bác giữ nguyên được hương vị thì dùng củi lửa và mỡ thăn lợn để “bác”. Đầu tiên, cho khoảng nửa muôi mỡ dải đều mỏng khắp chảo. Sau đó cho miếng bột nếp dẻo đã trộn áp xuống mặt chảo. Dùng bàn tay  để giở bánh sao cho thật mỏng đều khắp bề mặt của chảo. Trở đều tay, nhẹ nhàng là một bí quyết đặc biệt giúp bánh bác được dẻo và chín đều.

Bước 5: Sau khi bác trên bếp, bánh sẽ được dàn mỏng trên một miếng túi bóng kính để nguội bớt. Tiếp sau đó, phần bánh đỏ trộn gấc và bánh trắng sẽ được đặp chồng lên nhau theo nguyên tắc đỏ trước, trắng sau.

Bước 6: Nhân đỗ nấu chín được cán dài theo hình trụ. Đường kính từ 3-5 cm tùy vào kích thước của bạn muốn. Khoảng 15 phút sau khi bánh “ra lò”. Nhanh chóng cuộn bánh cùng với nhân đổ vào trong lá chuối tây thành “tày bánh” như khúc giò dài chừng 40-50 cm.

Bước 7: Mỗi ‘tày bánh” sau khoảng 2 tiếng đồng hồ “ủ” bên trong lá chuối sẽ dùng dao sắc cắt khoanh từ 2-3 cm.

Lời kết

Đẹp mắt là vậy, bánh bác còn vô cùng hấp dẫn bởi hương vị thơm bùi. Cắn miếng bánh vẫn còn âm ấm, vị dẻo thơm của gạo nếp quyện với vị ngọt thanh mát của đậu xanh kho đường. Đem đến cho thực khách một cảm giác thật khó tả về chiếc bánh bình dị thôn quê nhưng đậm đà truyền thống dân tộc.

>>> Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục Ẩm thực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *